Họ và tên:Trần Thị Thanh Hải
Chức vụ:Giảng viên
Địa chỉ nơi làm việc:Phòng 406 - Nhà C9
PGS.TS. Trần Thị Thanh Hải nhận bằng kỹ sư CNTT Trường ĐHBK Hà Nội năm 2001. Sau đó cô được Hiệp hội các trường đại học sử dụng từng phần hoặc toàn phần tiếng Pháp (AUPEL-UREF) tài trợ học bổng học thạc sỹ về Xử lý Ảnh, Thị giác máy và Robotics tại Trường ĐH Quốc gia Bách Khoa Grenoble (INPG), Cộng hòa Pháp và tốt nghiệp năm 2002. Từ năm 2002-2006, cô tiếp tục làm luận án nghiên cứu sinh cùng ngành tại Trường ĐH Quốc gia Bách Khoa Grenoble (INPG), Viện nghiên cứu quốc gia về Tin học và tự động hóa Rhone-Alpes, Cộng hòa Pháp. Từ năm 2006 đến 2009, cô làm nghiên cứu viên, nghiên cứu sau tiến sỹ tại Viện nghiên cứu quốc gia về Tin và các hệ thống ngẫu nhiên (IRISA-Rennes, Cộng hòa Pháp), Viện nghiên cứu về Năng lượng nguyên tử (CEA- Saclay Cộng Hòa Pháp). Năm 2009 cô là giảng viên tại Viện NCQT MICA, Trường ĐHBK Hà Nội. Năm 2012 cô được bổ nhiệm là phó trưởng phòng Thị giác máy tính tại Viện MICA. Năm 2018, cô được hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công nhận PGS và được bổ nhiệm giảng viên cao cấp tại Trường ĐHBK Hà Nội. Từ tháng 03/2020, cô là giảng viên Viện Điện tử Viễn thông và cán bộ nghiên cứu kiêm nhiệm tại Viện MICA, trường ĐHBK Hà Nội. Hiện nay cô là thành viên của Hiệp hội về Nhận dạng mẫu và nhận dạng (VAPR) của Việt Nam.
- Định hướng phát triển:
o Thị giác máy tính: phát hiện và nhận dạng đối tượng, theo vết đối tượng, nhận dạng hoạt động, tìm kiếm người dựa trên ảnh và câu mô tả
o Học máy: Mạng neuron tích chập, các mạng không gian thời gian
o Tương tác người máy dựa trên hình ảnh: nhận dạng cử chỉ động của bàn tay từ cảm biến mang và cảm biến môi trường
o Triển khai các ứng dụng trong
Giáo dục: định danh người trong lớp học,phân tích hành vi sinh viên/giáo viên,
Y tế: phân tích ảnh nội soi đường tiêu hóa, đánh giá phục hồi của bệnh nhân
Công nghiệp: phát hiện lỗi sản phẩm công nghiệp
- Các giải thưởng thành tích đạt được:
o Giải nhì ứng dụng di động chăm sóc sức khỏe – Vietel
o Top 5 nhân tài Đất Việt cho sản phẩm di động - 2015
o Bài báo xuất sắc tại hôi nghị: RIVF’03, RIVF’04, ICT-PAM’2013, PR4MCA-KSE’2015, RCCIE’2018, MAPR’2018, MAPR’2019
- Thông tin tuyển sinh thạc sỹ, NCS vào lab: dành cho các bạn có đam mê làm nghiên cứu về xử lý ảnh, thị giác máy, tương tác người máy :
o Thạc sỹ:
Phát hiện vùng tổn thương trên ảnh nôi soi tiêu hóa trên sử dụng mạng học sâu tiên tiến
Tối ưu hóa mạng neuron tích chập cho bài toán nhận dạng cử chỉ tay từ cảm biến mang
Nhận dạng hoạt động của sinh viên trong lớp học ứng dụng quản lý lớp học thông minh
Nâng cao hiệu quả phát hiện người trong đám đông với che khuất lớn
o NCS:
Ước lượng hình trạng 3D của bàn tay ứng dụng trong tương tác người máy
Nhận dạng cử chỉ tay sử dụng kết hợp cảm biến mang gia tốc và hình ảnh